Bất động sản Bình Dương “tăng nhiệt” theo tiến độ đường Vành đai 4

Đường Vành đai 4 được xem là tuyến giao thông huyết mạch tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi kết nối qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên địa bàn Bình Dương, tuyến đường này đang được khẩn trương triển khai kéo theo sự sôi động của thị trường bất động sản.

Hạ tầng giao thông là một trọng những yếu tố quan trọng nhất kích thích thị trường bất động sản Bình Dương phát triển

Hạ tầng giao thông là một trọng những yếu tố quan trọng nhất kích thích thị trường bất động sản Bình Dương phát triển

Kỳ vọng lớn từ những tuyến đường “tỷ đô”

Theo quy hoạch, đường Vành đai 4 có tổng chiều dài toàn tuyến 199km, rộng 6-8 làn xe, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, Bình Dương được giao triển khai thực hiện đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn với chiều dài khoảng 49km. Hiện nay, một số đoạn đi qua địa bàn Bến Cát, Bắc Tân Uyên đã và đang tiến hành thi công. Một số đoạn còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng để thi công.

Dự kiến, đến năm 2030, đường Vành đai 4 TP.HCM mới hoàn thành. Tuy nhiên, Bình Dương kiến nghị được ưu tiên vốn đầu tư để có thể hoàn thành dự án đi qua địa bàn ngay trong năm 2024, sớm hơn đến 6 năm so với thời gian thông xe toàn tuyến.

Cùng với đường Vành đai 3 và các tuyến cao tốc, đường Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối giao thương liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn khu vực. Bởi đường Vành đai 4 không chỉ tạo thành một vòng cung kết nối vùng động lực kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn rút ngắn thời gian lưu thông giữa các đô thị lớn và hệ thống khu công nghiệp với các bến cảng xuất khẩu lớn như Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải, Hiệp Phước hay cảng quốc tế Long An. Đồng thời, hai bên tuyến đường này cũng sẽ gia tăng tốc độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ…

Mới đây, Bình Dương đã ban hành kế hoạch tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh. Trong đó, tổng ngân sách cho các dự án trọng điểm trong giai đoạn 2021 – 2025 lên đến khoảng 107.286 tỷ đồng.

Nhiều tuyến giao thông lớn sẽ được Bình Dương đồng loạt đầu tư, nâng cấp như quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 14C, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn, đường ĐT 741, ĐT 743, ĐT 744, ĐT 746, ĐT 747… Trong đó, có 3 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Trung ương đi qua Bình Dương cũng sẽ được chú trọng thực hiện bao gồm: đường Vành đai 3, Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Khi hoàn thành, hệ thống giao thông này sẽ giúp Bình Dương giữ vững vị thế về phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư. Đây cũng là định hướng phát triển mà Bình Dương theo đuổi nhằm dịch chuyển sản xuất công nghiệp lên khu vực phía Bắc như Bến Cát, Tân Uyên…

Nhận diện cơ hội đầu tư

Hưởng lợi nhờ hạ tầng, thị trường bất động sản Bình Dương đang thu hút sự quan tâm rất lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả các nhà đầu tư cá nhân. Đáng chú ý, Bến Cát đang trở thành một “điểm nóng” nhờ được định hướng trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp và là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của Bình Dương.

Cụ thể, Bến Cát đang có gần chục Khu công nghiệp (KCN) lớn như Mỹ Phước, VSIP 2, Thới Hòa, Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… với số lao động hơn 180.000 người. Hệ thống giao thông trên địa bàn Bến Cát cũng đều là các tuyến đường trọng yếu như Vành đai 4, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, ĐT 741, ĐT 742, ĐT 747, đại lộ Mỹ Phước -Tân Vạn – Bàu Bàng… Chưa kể địa phương này còn hưởng lợi từ các trường đại học quốc tế như Việt Đức, Miền Đông và khu đô thị – đại học Cổng Xanh quy mô lên đến hơn 600ha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *